TỔNG QUÁT VỀ LƯỠNG QUYỀN - TƯỚNG GÒ MÁ

Lưỡng quyền (hai xương gò má): Là hai trong năm phần nổi cao của khuôn mặt được gọi là Ngũ Nhạc. Lưỡng quyền là Đông Tây Nhạc, đóng vai trò hỗ trợ cho khí thế của trung ương là Mũi. Do đó trong phép xem tướng Mũi, người ta coi Lưỡng quyền là hai thành phần bất khả phân ly của Mũi (Lưỡng quyền trái ứng năm 46 tuổi, Lưỡng quyền phải ứng năm 47 tuổi trong lưu niên vận hạn của Mũi). Mũi toàn hảo về quý cách mà không có Lưỡng quyền toàn hảo đi kèm thì tính cách hiện thực cửa Lưỡng quyền uy do quý cách mang lại bị chiết giảm. Nếu Lưỡng quyền bị lệch lạc, khuyết hãm thì cái tốt của loại Mũi quý cách chỉ là hư ảo. Mũi toàn hảo chủ về phú cách mà không có sự toàn hảo của Lưỡng quyền thì đáng lẽ đại phú chỉ còn trung hay tiểu phú và phát bột tàn.

 

Về mặt cá tính, theo sự khảo sát của nhà tướng học Nhật Bản tên là Thạch Long Tứ Thị trong bộ Quan tướng học đại ý thì Lưỡng quyền do vành tai và xương đỉnh dầu phát triển tạo ra. Do đó, theo nguyên tắc hỗ tương ảnh hưởng của cốt tướng học, Lưỡng quyền biểu thị cơ năng tự tư tự lợi. Chỉ cần nhìn vào Lưỡng quyền ta có thể biết qua đặc tính tự tư tự lợi của kẻ đó ra sao (tính tự tư tự lợi trên bao gồm cả cá tính cương ngạnh tự tôn). Vì vậy, Lưỡng quyền phát triển thì tín tự tín và tự tôn cũng phát triển theo cùng một tỷ lệ. Kẻ có Lưỡng quyền phát triển dám nói dám làm những hoài bão của mình.

 

Đi sâu vào chi tiết, ta thấy có những loại Lưỡng quyền - tướng gồ má sau đây:

 

Tướng Gò má cao, thấp:

 

Theo Tề Đông Dã - tác giả bộ Tưởng mạng dàm kỳ, thì Gò má được coi là cao khí nó nằm ở khu vực phía trên đường thẳng chia mũi ra làm hai phần đều nhau

Ngược lại với Gò má cao là Gò má thấp khi vị trí của Gò má nằm ở phía dưới đường phân ranh tưởng tượng của mũi

go-ma.jpg

Gò má cao tượng trưng cho tính tự tin và tự tôn mạnh mẽ, các sự cố gắng của cá nhân trong vấn đề cạnh tranh nhằm nhiều đến khía cạnh tư tưởng, tinh thần hơn là lợi ích. Còn Gò má thấp thì ngược lại.

 

Về phương diện vận mạng, kẻ Gò má cao dễ thành đã ước nguyện của mình bằng chính khả năng của bản thân, khuyết dụng mưu kế ty tiện được mọi người vị nể (đây chính là khía cạnh tiêu cực của uy Gò má). Kẻ có Gò má thấp thì không đặt nặng danh dự hoặc không chuộng phẩm cách nên sự tranh đoạt và mưu sinh hay trá ngụy . Do đó, thường bị khinh rẻ và không có uy lực tinh thần đối với người khác.

 

Tướng Gò má rộng, Gò má hẹp:

 

Gò má rộng được coi là Gò má nở. Được coi là Gò má nở khi diện tích của Gò má khá rộng và nổi bật so với diện tích tổng quát của khuôn mặt. Muốn so sánh một cách thực tiễn và khoa học hơn khi trung tâm điểm của Gò má nằm ở trên đường ranh giới phân địn bề ngang thực sự của khuôn mặt thì loại Gò má đó thuộc loại Gò má rộng. Nếu trung tâm điểm đó lui dần vào phần diện tích thực sự của khuôn mặt thì cbị coi là hẹp.

 

Gò má rộng biểu thị ý chí đấu tranh và sự tự tin vững chắc kiên cường, đối xử với bằng hữu có tín nghĩa là nồng hậu. Ngược lại, kẻ có Gò má hẹp, tinh thần bạc nhược dễ bị kich động, thiếu kiên trì trong hành động, tâm tính âm hiểm, thiếu sự chung thủy cần thiết, kiến thức và độ lượng hẹp hòi.

Về mặt vận mạng Gò má tượng trưng cho Gò má thế, uy lực vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân đối với người xung quanh. Gò má rộng tượng trung uy tín sâu rộng nếu đi kèm với mũi chủ về quý cách. Gò má hẹp phối hợp với Mũi về quý cách biến Gò má uy của quý cách trong thực tế trở thành hư ảo, hữu danh vô thực.

 

Tướng Gò má phẳng và nổi:

 

Ngoài hai đặc điểm ở trên ta còn phải phân biệt Gò má phẳng và Gò má nổi.

 

Gò má phẳng là bề mặt của Gò má tuy cao hơn các khu vực xung quanh (trừ mũi) của Trung Đình nhưng bằng phẳng một cách tương đối như nền của một đài cao. Ngược lại khi thay vào mặt phẳng đó bằng một mặt cầu (đôi khi phát triển quá độ thành nổi gồ lên như đồi núi hoặc như đỉnh của các tháp xây theo kiến trúc Hồi giáo – nền nhỏ, giữa phình rộng ra và trên cùng thu hẹp dần lại) thì được gọi là Gò má nổi.

 

Trong tướng học, Gò má phẳng mới tốt, miễn là nó phải cao hơn khu vực xung quanh vì nó tượng trưng cho ý chí bình ổn quân phân, Gò má lực vững chãi. Gò má phẳng và rộng vợ con, ý chí kiên trì, chịu đựng dẻo dai, nhưng phản ứng thiên về phòng vệ hơn là gây hấn.

 

Gò má hẹp và nổi chủ về ương ngạnh, cố chấp và đôi khi trở thành mù quáng (tùy theo sự nổi cao của Gò má giống hình chỏm cầu hay hình chỏm của tháp Hồi giáo), phản ứng của loại người này là phá hoại hơn là xây dựng trong bất luận lãnh vực nào. Ở nữ giới kẻ có Gò má cao và nổi là kẻ có trượng phu tính, thích nắm toàn Gò má trong gia đình, thích lấn hiếp chồng con, nhất là nó đi đôi với mũi cao và dài (Từ Hy thái hậu). Ngược lại, Mũi vừa phải, Gò má chỉ nở rộng chứ không nổi lại là tướng vượng phu (như mũi của bà Tống Mỹ Linh).

 

Để xem tướng khuôn mặt theo từng bộ phận trên mặt. Xin mời chuyển hướng tới chuyên mục: Xem tướng để xem chi tiết


 

Về mặt vận mạng, loại Gò má nổi cao biểu thị sự bá đạo, đàn bà khắc chồng. Nếu các bộ vị khác đều khuyết hãm thì có thể đoán là nhiều lần khắc vợ hoặc khắc chồng.

 

Trong tướng học, Gò má cốt thuộc Dương, vị trí lý tưởng của nó phải là nằm ở khu vực Dương của khuôn mặt, tức là phần thượng diện theo đúng nguyên lý Âm Dương của tướng học. Loại Gò má lý tưởng này cao rộng, phẳng và phát triển đầy đủ về bề ngang, phần ngoại biên của Gò má ăn lan tới gần phía xương mang tai (danh xưng là Thiên Thương). Vì vậy, loại Gò má này, tướng học gọi là Gò má sáp Thiên Thương chủ về Gò má uy thực sự, ổn trọng, cá tính cao thượng, vị tha hơn là vị kỷ. Loại Mũi tốt thuộc loại phú cách và quý cách phải đi kèm với loại Gò má sáp Thiên Thương mới có thể phát huy lực và duy trì được phú quý lâu bền.

 

     Các nội dung phân tích trên đâychỉ là những điều khái lược. Muốn xét đoán tâm tính mạng vận của một cá nhân ra sao, không thể chỉ căn cứ vào một bộ vị duy nhất mà đủ.. Hơn nữa phần luận đàm của Tề Đông Giả rất giản lược không đủ để phân biệt thế nào là ác, bần và tiện tướng. Do đó, chúng ta không nên quá bận tâm về tính cách ưu khuyết của một bộ vị về mặt lượng. Điều quan trọng nhất của phần tướng hình phải là tính chất về phẩm và sự thich nghi của nó lồng trong hình thể tổng quát của khuôn mặt.

 

Bài viết tham khảo từ sách Nhân Tướng học -  HY TRƯƠNG.

Nguồn: http://downloadsach.com/

Biên soạn: https://thuatxemtuong.vn



 

Contents[MỤC LỤC]

` if ($(h_add_adsen_after[1]).length > 0) { $(h_add_adsen_after[1]).after(adsen) } if ($(h_add_adsen_after[3]).length > 0) { $(h_add_adsen_after[3]).after(adsen) } if ($(h_add_adsen_after[5]).length > 0) { $(h_add_adsen_after[5]).after(adsen) }
 
ảnh zip
 
 
 
 
 
 
ảnh zip